Đàn organ là gì? Nếu muốn học đàn Organ thì cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản đàn Organ như thế nào? Cùng chúng tôi tìm nhé
Mục lục
Đàn organ là gì?
Người ta thường gọi là đàn organ, nhưng tên gọi đầy đủ của loại nhạc cụ âm thanh trong trẻo mà bạn hằng yêu thích đó là đàn organ keyboard điện tử (tức loại đàn có phím vả bảng điện tử).
Nhiều người không rõ sẽ rất dễ nhầm lẫn với đàn đại phong cầm – loại đàn organ cỡ lớn có một hệ thống sáo khổng lồ.
Hình dạng organ cũng gần giống với piano nhưng nó gọn gàng hơn. Hiện nay, đàn organ hiện đại sử dụng công nghệ DSP gồm hai loại organ thông thường và organ điện tử.
Liên hệ các trung tâm học đàn organ hay lúc rảnh rỗi bạn có thể ghé sang các cửa hàng bán đàn organ để tìm hiểu thêm về loại nhạc cụ này trước khi bắt đầu hành trình học đàn lâu dài bạn nhé!
Kiến thức cơ bản đàn Organ – Nguyên lý hoạt động của đàn organ
Qua tìm hiểu, bạn sẽ biết rằng đàn organ hoạt động dựa trên băng thu, ngoài ra người ta còn thu âm thanh của các loại nhạc cụ khác (guitar, kèn, trống, piano, sáo,…) rồi sau đó cái đặt vào đàn theo một hệ thống phím. Học đàn organ trên lý thuyết, bạn sẽ nhận ra đàn organ có thể nhại lại âm thanh của rất nhiều nhạc cụ khác nhau trên thế giới. Và trên thự tế, loại đàn organ mà chúng ta thường học thông dụng với chức năng nhại lại hơn 200 loại nhạc cụ đấy!
Kiến thức cơ bản đàn Organ – Chức năng của đàn organ ra sao
Chức năng hòa đệm của đàn organ
Từ rất lâu đàn organ đã được các nhà sản xuất trang bị cho chức năng hòa đệm tự động. Người ta đã thử nghiệm thành công việc cho một ban nhạc chơi đa dạng các loại nhạc cụ, rồi sau đó tiến hành hòa đệm theo nhiều giai điệu như chachacha, rumba, rock, pop…Sau bước hòa đệm sẽ là phần thu âm vào đàn dựa theo các phím.
Nhờ đó người học đàn organ sau này có thể chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau, hòa âm dựa theo những giai điệu có sẵn như đang chơi theo một ban nhạc thật sự. Tuy nhiên, chức năng hòa âm dựa trên giai điệu có sẵn đó có thể làm giảm sự sáng tạo trong cách hòa âm thực sự.
Các chức năng khác của đàn organ
Ngoài chức năng đệm đàn, organ còn mang nhiều chức năng khác như tạo hiệu ứng âm mạnh – yếu (touch response), tự động tao quãng hòa âm (auto harmonize), dịch cao độ tự động (trans), các chức năng hiệu ứng âm thanh như chorus, reverb, pitch bend. Bên cạnh đó, đàn organ còn có chức năng kết nối với các thiết bị lưu trữ ngoài âm thanh rất nhanh, thu âm, soạn giai điệu, bộ nhớ thay cài đặt nhanh,…
Kiến thức cơ bản đàn Organ – Nắm chắc kiến thức nhạc lý
Khi học đàn organ bạn cần nắm rõ các nốt nhạc trên phím đàn và trên bản nhạc. Như thế trong quá trình chơi đàn organ bạn sẽ không phải vừa chơi, vừa học thuộc nốt. Bên cạnh đó, nên kết hợp nghe hợp âm 3 nốt các quãng 1-3-5 và bắt buộc phải phân biệt được trưởng và thứ. Bạn cũng có thể nhờ ai đó gõ phím đàn một cách ngẫu nhiên để đoán tên nốt.
Xem thêm: Đánh đàn organ khó không? Hướng dẫn đánh đàn organ cơ bản cho bạn
Nắm chắc nguyên tắc cơ bản
Mỗi cây đàn sẽ có cách chơi và nguyên tắc của riêng nó, và việc chơi đàn organ cũng vậy.
– Nhớ được điệu đệm (Đàn Casio gọi là Rythm, Đàn Roland và Yamaha gọi là Style )
– Nhấn vào nút Rythm/style, sau đó sử dụng bảng số/vòng quay dữ liệu để chọn ra 1 điệu thích hợp cho bản nhạc cần chơi.
– Điều chỉnh tốc độ của điệu đệm nhanh hoặc chậm
Đầu tiên nhấn vào nút tempo, sau đó sử dụng các phím mũi tên lên xuống hoặc nút + – trên bảng số hoặc dùng vòng quay để chọn tốc độ thích hợp cho bản nhạc cần đàn.
– Chọn tiếng nhạc cụ
– Điều chỉnh các hiệu quả âm thanh
+ Touch Reponser: Đây là chế độ “Phím sống”. Chế độ này nên bật thường xuyên khi sử dụng trong tất cả mọi trường hợp để tập cho ngón tay quen với sự tinh tế nhất.
+ Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc
+ Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm
+ SlitVoice: Đây là chế độ phân tiếng
+ Dual Voice: Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau.
– Đệm hợp âm tay trái
Trên đàn organ có nhiều chế độ hợp âm dành cho tay trái như normal, split (phân tiếng), finger (đệm ngón đơn) và fingered (đệm ngón kép).
– Sau khi đã chỉnh xong điệu đệm, tốc độ, tiếng nhạc cụ, kiểu đệm, hiệu quả âm thanh …. Chúng ta có thể ghi nhớ cài đặt vào bank tiếng để khai thác một cách dễ dàng.
Một số lưu ý khi chơi đàn organ cơ bản mà bạn nên biết
– Đọc nhẩm giai điệu trước khi tập
– Khi mới chơi bạn nên tập từ chậm đến nhanh và điều quan trọng là đúng nhịp.
– Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp.
– Nên gianhd khoảng 15 phut chạy luyện ngón 2 tay, chạy rải
– Ngồi đúng tư thế khi học đàn Organ
– Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc (luyến, ngắt,..).
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: hocdanorgan.vn, vietthuongshop.vn,…)