Để tăng kỹ năng đàn guitar bạn cần học hỏi và lưu ý những kinh nghiệm chơi đàn guitar mà chúng tôi sẽ bật mí sau đây
Mục lục
1. Kinh nghiệm chơi đàn guitar – Tư thế ngồi
Cho dù bạn là người mới tập đàn guitar, hay đã phát triển kỹ năng chơi đàn của bạn, thì tư thế ngồi, phom tay cực kỳ quan trọng. Cách nhanh nhất là hãy tập “đứng” chơi đàn với một dây đeo , khi bạn đứng mà chơi đàn tốt, tự khắc bạn ngồi sẽ chuẩn. Đây là một bí mật giúp học đàn guitar nhanh tiến bộ mà rất ít người biết.
2. Kinh nghiệm chơi đàn guitar – Luyện chạy âm giai
Những người mới tập đàn guitar thường hay thắc mắc, tại sao những giáo viên dạy đàn của mình thường bắt mình chạy nốt hợp âm (Scale) trong khi bạn thấy nó chẳng được tích sự gì.
Đừng xem thường , âm giai sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình bạn tập chuyển soạn sau này. Bổ ích nhất,nó giúp ngón tay của những người mới tập đàn guitar trở nên linh hoạt hơn…
Sau này khi bạn muốn đi sâu vào Guitar Lead sẽ không gặp nhiều khó khăn và sẽ nhanh tiến bộ hơn những người khác đấy!
Xem thêm: Đánh giá guitar yamaha f310 chi tiết. Phù hợp với ai
3. Tập nghe và tập đọc bản nhạc (Sheet)
Để chơi được đàn Guitar thành công thì không thể thiếu kỹ năng nghe và đọc. Khi bạn luyện tập kỹ năng nghe và đọc bạn sẽ có khả năng Cảm Âm và nhanh chóng chơi được bản nhạc đó mà không cần phải xem một tài liệu. Hoặc sau này khi bạn chơi những đoạn solo, riff, chạy tự do trong âm giai hoặc sáng tạo một ca khúc riêng cho mình thì bạn không thể nào thiếu khả năng đọc nốt nhạc trên bản nhạc (sheet).
4. Kinh nghiệm chơi đàn guitar – Đặt hoà âm hài hoà
Hoà âm hài hoà trước, hay hoặc dở chưa hẳn đã quan trọng. Hài hoà là một từ có tính không đo đếm được, kiểu như là nó hợp hoặc không hợp thì đó là do tai của người ta, tai mình chắc gì đã thấy được như vậy.
Nhưng có một sự thật là nếu bạn hát sai nhạc, sẽ chẳng khó để ai cũng nhận ra được! Thật vậy, nếu đang đứng sân khấu, rất đông người, bạn hát sai nhạc, cả hội trường chắc chắn ồ lên. Bạn sẽ biết ngay thôi, thậm chí chính bạn cũng biết luôn!
5. Kinh nghiệm chơi đàn guitar – Thu âm
Thu âm bản thân là một cách để bạn có thể nhìn nhận về lối chơi của mình một cách khách quan nhất và từ đó tạo động lực để bạn luyện tập để trở nên một người chơi tốt hơn. Bạn có thể thu âm lại bằng nhiều cách đơn giản khác nhau, nghe lại để nhận ra bạn thích điều gì và không thích điều gì trong lối đánh của mình. Sẽ dễ dàng cải thiện bản thân hơn khi biết rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Bạn hãy lưu giữ lại những bản thu và gắn mốc thời gian cho chúng, đây sẽ là “nhật kí” tập luyện của bạn để dễ dàng theo dõi tiến trình tập luyện và đánh giá được mình đã học được thêm những gì, tiến bộ như thế nào?
6. Kinh nghiệm chơi đàn guitar – Bản tab bao giờ cũng đúng
Theo khảo sát của mình từ lúc mới tập đàn đến bây giờ, 90% những bản tab trên mạng là sai, hợp âm cũng thế, thậm chí có những cuốn sách được phép xuất bản hẳn hoi, in hợp âm sai. Điều này sẽ ảnh hưởng cực lớn đến tai nghe của các bạn.
Chính vì vậy, hãy cố gắng rèn luyện khả năng nghe và cảm nhận âm nhạc. Hãy cố gắng tập luyện việc đoán hợp âm và chơi bài hát không cần nhìn hợp âm, bạn sẽ tiến bộ vượt bậc chỉ sau vài tháng đấy!
7. Kỹ thuật cao hơn cho cả 2 tay
Khi chơi đàn, bạn sẽ cần thể hiện tình cảm của bài hát bằng một số âm thanh rất riêng như tiếng đập, tiếng slide, pull, harm… Gì đó nữa. Nhưng nó phải đảm bảo nằm trong ô nhịp và phù hợp với bài hát. Giảng viên sẽ phải dạy học sinh cách để thực hiện các kỹ thuật đó một cách thành thạo. Áp dụng vào bài hát nào đó và hoàn thiện từng bài hát một cách hoàn hảo.
8. Đừng xem thường kỹ thuật cơ bản
Lúc chúng ta chơi đàn guitar đòi hỏi việc kết hợp rất nhiều kỹ thuật khác nhau để có thể tạo nên một bài hát hay và hoàn chỉnh. Chỉ cần bạn tập một kỹ thuật cơ bản “không tốt” thì cũng sẽ dẫn đến bài nhạc bạn chơi nghe sẽ rất chói tai. Bạn nên dành nhiều thời gian cho những kỹ thuật cơ bản, và nhớ là đừng bỏ qua bước nào vì điều đó cực kì quan trọng. Nếu bạn đang tập chạy nốt, hãy đảm bảo là từng nốt đều vang lên tròn trịa và đều nhau. Nếu bạn đang tập nhịp, hãy tập với Metronome hoặc máy tập nhịp để đảm bảo mình tập đúng…. Bạn nên tìm hiểu thêm những tài liệu trên mạng, chọn lọc và tập luyện thật chắc chắn cho từng loại kỹ thuật
9. Kinh nghiệm chơi đàn guitar – Nâng dần độ khó của bài tập
Hầu hết chúng ta đều có một tính cách khá xấu, đó chính là tính ì, ngại thay đổi, ngại khó. Chúng ta thường sẽ thích làm những cái dễ, những cái khó sẽ rất ít khi chúng ta đụng đến. Nhưng nếu muốn nâng cao trình độ và kỹ năng chơi đàn guitar thì bạn cần phải thay đổi, hãy lên một lịch trình luyện tập cụ thể, bắt đầu từ những bài tập đơn giản, khi đã thành thạo thì nâng dần các bài tập lên theo độ khó tăng dần, không nên cố gắng tập luyện những bài quá khó nếu bản thân chưa thành thạo những bài tập cơ bản. Việc tập luyện những bài tập quá khó có thể sẽ khiến bạn nản chí và bỏ cuộc.
10. Các bài tập luyện ngón đàn Guitar cơ bản
- Đàn cần được lên dây chính xác, không bị sai dây. Việc sai dây sẽ khiến bạn có đôi tai lệch lạc.
- Dây buông lần lượt (từ dây to nhất xuống) là: EADGBE (mì là rê sol si mí).
- Khoảng cách cao độ đều là 1 cung (1 cung là cách 1 ô trên cần đàn, nửa cung là các ô liền nhau), duy nhất chỉ có mi-fa và si-đô là cách nhau nửa cung.
- Ngón 1 phụ trách ô đầu tiên, ngón 2 phụ trách ô thứ 2 và ngón 3 phụ trách ô 3.
- Theo đó, lần lượt gảy bắt đầu từ dây buông 6: EFG đến dây 5: ABC… cho đến dây 1: EFG.
- Gảy tới nốt nào thì gọi tên nốt đó lên.
- Tập gảy xuôi, ngược và kết hợp với việc đọc xuôi, đọc ngược như vậy cho tới khi thành thạo và nhớ nốt thì thôi.
Bài tập tương tự cho cần đàn nhưng từ ô 5 trở đi, lần lượt gảy các nốt bắt đầu từ nốt ABC trên dây 6, DEF trên dây 5, GA dây 4, CD dây 3, EFG dây 2 và ABC dây 1. Chú ý dây 4 và dây 3 chỉ gảy 2 nốt và từ dây 4 xuống dây 3 bị thiếu nốt B.
Hy vọng với 10 điều trên đây, daydan.vn sẽ giúp các bạn cải thiện được kỹ năng chơi guitar của mình
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: vietthuong.vn, guitar.station.vn, khuyennhac.com,…)