Đàn sến là gì? Tại sao người ta lại gọi là đàn sến? Cách cầm đàn như thế nào? Cùng daydan.vn tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé
Mục lục
Đàn sến là gì?
Đàn Sến/Mai Hoa là nhạc khí dây gảy của người Việt/Kinh. Khả năng diễn tấu của đàn Sến/Mai Hoa rất phong phú, nó thường được dùng để độc tấu, hòa tấu trong dàn nhạc tài tử cải lương rất phổ biến ở miền Nam.
Hộp đàn có hình dáng hoa mai/hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính khoảng 28 cm.
Mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Thành đàn dày khoảng 6 cm, làm bằng gỗ cứng. Cần đàn dài khoảng 70 cm, trên mặt đàn có 17 phím bấm. Phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều. Đàn có 3 trục gỗ nhưng chỉ dùng 2 trục để lên dây còn 1 để trang trí.
Xem thêm: Tổng hợp 10 nhạc cụ Việt Nam mang âm hưởng bản sắc dân tộc
Hình thức cấu tạo của đần sến là gì?
Đàn Sến dây gảy, có hai dây.
1-Thùng đàn: hình hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm.
2-Mặt đàn: mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có ngựa đàn để mắc dây. Thành đàn dầy 6cm làm bằng gỗ cứng.
3-Dọc đàn (cần đàn): dài 70 cm, làm bằng gỗ cứng đàn có 17 phím, phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều của Dân tộc.
4-Dây đàn: đàn có 2 dây bằng tơ se, nay thay bằng nylông, được lên cách nhau quãng 5 đúng: Sol1 -Rê2
5-Bộ phận lên dây: có 3 trục gỗ nhưng chỉ sử dụng hai trục để lên dây còn 1 để trang trí. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.
6-Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê…
4-Màu âm, Tầm âm:
Màu âm Ðàn Sến trong trẻo, tươi sáng gần với Ðàn Nguyệt nhưng ít ngân vang hơn. Tầm âm Ðàn Sến rộng hơn hai quãng 8. Từ: Sol1 – Si3
Kỹ thuật diễn tấu của đàn sến là gì?
Tư thế đàn
1-Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu.
2-Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay.
Kỹ thuật tay trái: có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt, ngón nầy thường kết hợp với ngón vê của tay phải, Ðàn Sến có khả năng chạy rất linh hoạt có thể đánh bán âm, 3/4 âm, 1/4 âm.
Kỹ thuật tay mặt
Ngón phi: nghệ nhân sử dụng miếng gảy bằng tay mặt, hiệu quả của ngón phi gần như ngón ve.
Ngón vê: ngón vê là gảy liên tiếp lên dây đàn, có thể vê bằng miếng gảy hoặc bằng ngón tay và vê trên một dây hoặc hai dây. Ngón vê thể hiện tính chất dồn dập, sôi nổi và có thể vê trên nốt ngân dài hoặc ngắn, giống như kỹ thuật Trémolo của Ðàn Mandoline.
Ngón nhấn: là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn.
Ngón luyến: tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới
Ngón vuốt: ký hiệu ngón vuốt: vuốt không vê dùng 1 gạch nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng 1 gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch 3 gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.
Chồng âm – hợp âm: của Ðàn Sến rất thuận lợi, đặc biệt những thế bấm phía dưới cần đàn, Ðàn Sến đảm nhiệm việc đánh các chồng âm, hợp âm chính. Ðàn Sến có phím nên có thể đánh được nhiều kiểu chồng âm, hợp âm, nếu đàn bằng miếng gảy: đánh được cùng một lúc trên các dây cách nhau.
Vì sao gọi là đàn Sến?
Được biết đàn Sến có nguồn gốc từ Tần Cầm (cây đàn có từ thời Tần Thủy Hoàng, 221 – 207 trước Công Nguyên). Tiếng Hoa phát âm Tần Cầm là Xỉn Xỉn (Qin Qin), vì vậy âm Sến là biến âm của tên cây đàn do người Hoa mang theo trong quá trình nhập cư vào miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Nếu cây đàn Tần Cầm của Trung Hoa (còn được gọi là Mai Hoa Cầm vì bầu đàn hình hoa mai sáu cánh) cần đàn có 12 phím, thì khi vào Việt Nam đã được Việt hóa thành đàn Sến có 2 dây, cần đàn có 14 phím. Đàn Sến gẩy bằng miếng gẩy giống như đàn mandolin, do tiếng nghe luyến láy dòn tan nên cũng có thể đờn được những điệu nhạc bolero.
Nếu bạn là một người yêu thích các nhạc cụ dân tộc, hy vọng đây là bài viết hữu ích vơi bạn
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: dotchuoinon.com, cailuongvietnam.com, honque.org,…)