Cồng chiêng Tây Nguyên một loại hình văn hóa trải dài suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xê Đăng, Mnông, Cơ Ho, Rơmăm, Ê Đê, Gia Rai… Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn con người, diễn tả niềm vui nổi buồn trong cuộc sống và gắn liền với cuộc sống trong lao động, sinh hoạt hằng ngày của người dân Tây Nguyên.
Mục lục
Nguồn gốc cồng chiêng Tây Nguyên
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những nét đặc sắc và đặc trưng của nền văn hóa dân tộc đất nước ta. Dù trải qua bao nhiêu năm thì cồng chiêng vẫn luôn gắn bó với mọi hoạt động của công đồng dân cư sinh sống tại Tây Nguyên.
Chính đồng bào các dân tộc ở vùng đất này đã thổi hồn và tiếp thêm sức sống cho cồng chiêng Tây Nguyên để những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm lắng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng của người dân Tây Nguyên sống mãi cùng với đất trời và con người. đây là một minh chứng độc đáo cũng như một nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên.
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội Cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hằng năm và luân phiên giữa các tỉnh có văn hóa Cồng chiên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng).
Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO xác nhận là sản phẩm kế thừa truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Tại đây, những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Cồng Chiêng Tây Nguyên là nơi tiết tấu và giai điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.
Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên không những đơn thuần là một hoạt động văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên.
Những ngày hội cồng chiêng Tây Nguyên
Văn hóa cồng chiêng không những một món ăn tinh thần của người dân Tây Nguyên mà nó còn chứa đựng những sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Nhờ sự tài hoa và khéo léo của người dân nơi đây đã biến một sản phẩm hàng hóa vốn không được đề cao trở thành một loại nhạc cụ tuyệt vời.
Một trong những tâm điểm của lễ hội cồng chiêng thu hút được nhiều người tham dự là lễ đón nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. đây chính là một sự kiện văn hóa cần thiết được tổ chức trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Tại lễ hội này, cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được chính các nghệ nhân dân tộc trình diễn các xoay quanh chu kỳ vòng đời của con người và chu kỳ một năm sản xuất.
Cách đánh Cồng Chiêng
Người Tây Nguyên có hai cách đánh cồng chiêng. Một cách đánh bằng dùi, một cách đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng có hai loại, một loại dùi mềm và một loại dùi cứng.
Loại dùi mềm thường làm bằng gốc cây dứa dại khô hoặc làm bằng gỗ có bọc vải. Lọa dùi cứng thường làm bằng nhánh gỗ khô hoặc thân cây sắn tươi. Mỗi loại dùi chiêng khi tác động lên mặt chiêng tạo ra âm sắc chiêng khác nhau. Loại dùi mềm cho âm thanh tròn trĩnh, vang ngân, trầm hùng.
Loại dùi cứng cho âm thanh sắc nhọn, nghe có tiếng va chạm của kim khí và sự mãnh liệt của âm thanh. Còn cách đánh bằng cườm tay cho ta một cảm giác âm thanh xa xăm, bí ẩn.
Khi đánh chiêng, tay phải cầm dùi, hoặc cườm tay kích vào mặt chiêng tạo âm thanh, tay trái lúc chặn vào mặt chiêng, lúc rời khỏi mặt chiêng sẽ tạo ra âm chiêng (nốt nhạc chiêng).
Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tay phải và trái của người đánh chiêng sẽ tạo ra một âm chiêng hoàn chỉnh. nhưng để có thể tham gia diễn tấu được một bài chiêng thì vấn đề còn phức tạp hơn rất nhiều. Mỗi thành viên tham gia vào dàn chiêng giữ vị trí một cao độ và tiết tấu khác nhau.
Mở rộng hay lan rộng Không gian Văn hóa cồng chiêng?
Cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, giờ đây trong dòng chảy văn hóa đương đại đã dần thoát được khỏi “môi trường thiêng” để biến thành một trong những hoạt động văn hóa – nghệ thuật gần gũi và đời thường hơn, không còn bó hẹp trong lễ hội, nghi thức linh và tín ngưỡng dân gian xưa. nhiều người cho đó là sự “lột xác” của văn hóa cồng chiêng nhằm tìm đến với đời sống mới. Song, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn, liệu đấy có phải là “Không gian Văn hóa cồng chiêng” – điều cốt lõi và quan trọng nhất để UNESCO xác nhận là di sản Văn hóa nhân loại.
Tích cực gìn giữ, khôi phục “môi trường sống” cho cồng chiêng theo hướng nguyên trạng là tốt nhất. Văn hóa cồng chiêng luôn phải đính kèm với thông điệp được phát đi từ lễ hội truyền thống, phong tục, tín ngưỡng và tâm linh của cộng đồng hướng tới và không ngừng gìn giữ. Văn hóa cồng chiêng vào thời điểm hiện tại ở Đắk Lắk đã thật sự sống lại và có ý nghĩa khi được ngân lên trong những không gian như thế, dù trong buôn làng hay bất kỳ ở đâu”.
Kết
Cồng chiêng Tây Nguyên không những là một biểu tượng gắn bó mật thiết trong cuộc sống thường ngày của người dân Tây Nguyên mà nó còn là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người và diễn đạt niềm vui, nỗi buồn trong đời sống lao động và sinh hoạt của họ. hy vọng những thông tin được mang lại trên sẽ giúp bạn khám phá được những nét đặc sắc trong văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Xem thêm: Một số kiến thức cơ bản về loại kèn harmonica 24 lỗ
Xuân Luật – Tổng Hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: baodaklak, gonatour, vietnamtours247)