• Trang chủ
  • Guitar
  • Hợp âm Guitar
  • Piamo – Organ
  • Ukulele
  • Nhạc cụ khác
  • Video
  • Sự kiện
  • Blog
  • Khóa học
  • Trang chủ
  • Guitar
  • Hợp âm Guitar
  • Piamo – Organ
  • Ukulele
  • Nhạc cụ khác
  • Video
  • Sự kiện
  • Blog
  • Khóa học
daydan.vn
Trang Chủ Blog

Tổng hợp 10 nhạc cụ Việt Nam mang âm hưởng bản sắc dân tộc

ContentATP Bởi ContentATP
30/10/2020
Trong Blog, Nhạc cụ khác
0
Unnamed File 88

Âm nhạc là một trong những món ăn tinh thần của người dân Việt. Vậy cùng tìm hiểu những nhạc cụ Việt Nam sau đây nhé

Mục lục

  • 1. Nhạc cụ Việt Nam – Đàn tranh
  • 2. Nhạc cụ Việt Nam – Sáo trúc
  • 3. Nhạc cụ Việt Nam – Đàn bầu
  • 4. Nhạc cụ Việt Nam –  Đàn nhị
    • 5. Đàn tam thập lục
  • 6. Nhạc cụ Việt Nam – Đàn nguyệt
  • 7. Cồng chiêng
  • 8. Đàn đá
  • 9. Đàn tam
  • 10. Đàn Gáo

1. Nhạc cụ Việt Nam – Đàn tranh

đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài từ 110 – 120cm. Đàn có một phần đầu lớn có lỗ để cài dây (rộng 25-30cm), phần đầu nhỏ có gắn khóa lên dây, số khóa tùy thuộc vào loại đàn và số dây đàn từ 16 đến 21 – 25 dây (rộng 20 – 25cm)

Chất liệu mặt đàn được làm bằng gỗ ván ngô đồng dày khoảng 0.05 – 0.1cm. Được trang bị ngựa đàn (hay còn gọi là con nhạn) nằm ở giữa phần đàn giúp gác dây và di chuyển giúp điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn được làm bằng kim loại gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

 

Nhạc cụ Việt Nam - Đàn tranh 

2. Nhạc cụ Việt Nam – Sáo trúc

Nhạc cụ sáo trúc đã được biết đến từ văn thơ, âm nhạc dân gian cổ xưa của người Việt Nam. Từ trước tới nay, hình ảnh cây sáo truc đã gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt. Vật liệu tạo thành sáo trúc thường là trúc hoặc tre. Sáo có kích thước đường kính 1,5cm và dài 30cm.

Sáo trúc có thể truyền tải âm nhạc một cách nhẹ nhàng đầy cảm xúc. Âm vực của sáo trúc rộng hai quãng tám. Âm thanh trong sáng réo rắt vui tươi,

Sáo trúc thường được dùng để độc tấu hoặc hòa tấu cùng dàn nhạc giao hưởng, cổ truyền, thính phòng thậm trí sử dụng trong nhạc hiện đại.

Sáo trúc

3. Nhạc cụ Việt Nam – Đàn bầu

Là nhạc cụ dân tộc độc đáo còn được gọi là đàn độc huyền cầm (tôi cũng không biết tại sao lại gọi như vậy). Là một trong những loại nhạc cụ Việt Nam được chơi bằng que hoặc miếng gảy. Đàn bầu chia làm hai loại là đàn bầu thân tre và đàn bầu hộp gỗ.

Đàn bầu thân tre: Được sử dụng trong hát Xẩm. Đàn có phần thân được làm bằng môt đoạn tre dài 120cm, đường kính khoảng 15cm. Phần mặt đàn được đục đi phần cật trên phần tre bương đàn.

Đàn bầu hộp gỗ: Loại đàn sau này được cải tiến, được dùng bởi người chơi đàn chuyên nghiệp. Dòng đàn bầu hộp gỗ có nhiều kích thước khác nhau.

Đàn bầu

4. Nhạc cụ Việt Nam –  Đàn nhị

 Đàn nhị hay đàn cò là một loại đàn thuộc bộ dây, nhóm kéo bằng cung vĩ. Cấu tạo gồm năm phần: cần đàn, thùng đàn, thủ đàn, ngựa đàn và dây đàn. Đàn nhị có âm vực rộng hơn 2 quãng 8, âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại.

Đàn nhị có kỹ thuật diễn tấu với những ngón vuốt, nhấn, rung khá đa dạng. Đây là nhạc cụ không thể thiếu trong các dàn nhạc như: nhã nhạc, phường bát âm, ban nhạc chầu văn, chèo, tuồng, cải lương. Ngày nay, đàn nhị còn được khai thác dùng trong những ca khúc buồn hoặc nhạc phẩm quê hương.

Đàn nhị

Xem thêm: Đàn kalimba là gì? Tại sao lại mệnh danh là nhạc cụ tuy nhỏ và có võ?

5. Đàn tam thập lục

Đàn tam thập lục có mặt đàn cấu tạo hình thang cân làm bằng gỗ nhẹ và xốp. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng. Cần đàn bên trái có 36 móc để móc dây, cần đàn bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí, que đàn làm bằng hai thanh tre mỏng. Âm vực của tam thập lục khá rộng, khoảng gần 4 bát độ.

Nghệ sĩ chơi đàn sử dụng hai chiếc que tre mảnh gõ lên các dây đàn tạo nên âm thanh. Đàn tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc cho sân khấu chèo, cải lương. Đàn có thể đệm cho hát, độc tấu và tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Đàn tam thập lục

6. Nhạc cụ Việt Nam – Đàn nguyệt

Đàn nguyệt có tên gọi khác là đàn Kìm. Đây là loại nhạc cụ dân tộc được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc cung đình, nhạc dân gian.

Đàn nguyệt bắt đầu xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho đến nay vẫn là một nhạc cụ âm nhạc quan trọng và được sử dụng chủ yếu dành cho nam giới.

Cần đàn nguyệt khá dài, phím cao nên nghệ sĩ có thể tạo ra được các âm mềm mại, nhấn nhá uyển chuyển.

Âm đàm vang, trong và biểu hiện rất phong phú, có lúc nỉ non sâu lắng, có lúc lại sôi nổi, tươi vui. Vì thế, đàn nguyệt được sử dụng trong hòa tấu nhạc lễ trang nghiêm, lễ tang hoặc hát văn, hòa tấu thính phòng. Hình thức diễn tấu cũng phong phú: Độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho hát.

7. Cồng chiêng

Là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, xuất hiện từ thời văn hóa đồng thau Đông Sơn. Cồng chiêng được đúc bằng hợp kim đồng pha thiếc và chì. Loại có núm gọi là Cồng, không có núm gọi là Chiêng. Cồng, Chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.

Cồng chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một thứ không thể thiếu trong vòng đời mỗi con người, âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên là giá trị nghệ thuật đã được khẳng định trong đời sống văn hóa xã hội.

Cồng chiêng

8. Đàn đá

Đàn đá là loại nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp gõ thô sơ. Đá to, dày cho âm trầm, đá nhỏ, mỏng thì cho âm cao. Vật liệu làm đàn là những loại đá có ở vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Những phiến đá vô tri, vô giác được chế tác thành nhạc cụ thật kỳ diệu. Từ những thanh đá ấy, tiếng của đại ngàn Tây Nguyên còn vang vọng đến ngày nay. Tiếng đàn như âm vang trầm hùng của núi rừng, thay cho lời kể, niềm an ủi lúc vui buồn trong cuộc sống.

Đàn đá

9. Đàn tam

Đàn tam

Là nhạc cụ Việt Nam có 3 dây (tam là ba). Trước đây người ta thường dùng nhạc cụ này trong dàn nhạc bát âm, ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ loại kích cỡ, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc.

Đàn tam có âm sắc không giống các đàn khảy dây khác như đàn tỳ bà, đàn nguyệt hay đàn tứ. Điều này có lẻ chịu ảnh hưởng phần nào bởi mặt bầu vang bịt da trăn. Đàn tam có màu âm vang, ấm, sáng sủa, thích hợp rộn rã. Tuy nhiên khi ở quãng thấp âm sắc đàn tam hơi đục, dùng để thể hiện những giai điệu trầm hùng, khỏe khoắn.

10. Đàn Gáo

Đàn Gáo

Hay đàn Hồ là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) phát triển từ Ðàn Nhị, to và dài hơn Ðàn Cò(Nhị) khá giống như Ðàn Hồ Cầm của Trung Quốc về tính năng.

Hình dáng Ðàn Gáo được khắc trên bệ đá kê chân cột Chùa Phật Tích, ở miền Bắc người ta gọi là Ðàn Hồ. Theo GS Tô Vũ: “Gáo” và “Cò” là sáng tạo ngôn ngữ có tính cách dân gian ở Nam Bộ, để chỉ cây Nhị và Hồ ở miền Bắc và miền Trung, mà từ nguyên dễ khiến người ta liên hệ đến tính cách du nhập của những nhạc khí đó. Ðàn Gáo ở miền Nam người ta lấy nửa gáo dừa to, bịt mặt gỗ làm bầu đàn nên gọi là Ðàn Gáo.

Tuy không tổng hợp được hết tất cả các nhạc cụ Việt Nam, trên đây là 10 loại nhạc cụ truyền thống của người Việt do daydan.vn tổng hợp được. Hy vọng thông tin giúp ích được các bạn

My My – Tổng hợp và chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: vietthuong.vn, nhaccutienmanh.vn, kenhitv.vn…)

Tags: Bán nhạc cụ dân tộcCác loại nhạc cụ dân tộc Việt NamCác loại nhạc cụ phương TâyHình ảnh nhạc cụ dân tộcKể tên những nhạc cụ dân tộc mà em biếtnhạc cụ dân tộc thiểu sốTên các loại đànTên các loại nhạc cụ
Bài Viết Trước

Đàn kalimba là gì? Tại sao lại mệnh danh là nhạc cụ tuy nhỏ và có võ?

Bài Viết Tiếp Theo

Hướng dẫn chi tiết những cách chọn đàn violin cho người mới

Bài Viết Tiếp Theo
Goi Y Cac Noi Day Dan Violin Gia Re

Hướng dẫn chi tiết những cách chọn đàn violin cho người mới

Bài Viết Mới

Những điều Cần Biết, Kinh Nghiệm Khi Tự Học đàn Guitar

Tổng hợp các cách đánh điệu ballad thông dụng và hay nhất

10/01/2020
Bolero là nhạc gì? Bolero có nguồn gốc từ đâu?

Bolero là nhạc gì? Bolero có nguồn gốc từ đâu?

02/09/2022
15 CÁch RẢi (mÓc, TỈa) ĐiỆu Ballad ThÔng DỤng NhẤt DÀnh Cho Guitar ...

Các cách đánh điệu ballad quạt chả ukulele dễ mà hay nhất

10/01/2020
10 Bai Hat Co Vong Hop Am Don Gian Nhat Cho Nguoi Moi Hoc Dan 120

40 bài hát có vòng hợp âm đơn giản nhất cho người mới học đàn

14/12/2019
Hop Am La Thu La Gi 3 Cach Bam Hop Am La Thu Guitar Don Gian Nhat 6 3

Hợp âm la thứ là gì? 3 cách bấm hợp âm la thứ guitar đơn giản nhất

17/12/2019
Dan Hac La Gi Phuong Phap Choi Dan Hac Nhu The Nao 25

Đàn hạc là gì? Phương pháp chơi đàn hạc như thế nào?

28/10/2020
Tìm hiểu về kèn Saxophone và Học Saxophone cơ bản

Tìm hiểu về kèn Saxophone và Học Saxophone cơ bản

07/05/2021
Nhung Thong Tin Can Biet Ve Cach Choi Va Ky Thuat Danh Dan Tranh 25

Những thông tin cần biết về cách chơi và kỹ thuật đánh đàn tranh

29/11/2020

Giới thiệu

Blog chia sẻ các kiến thức để tự học đàn các loại nhạc cụ khác nhau như Guitar, violon, Organ, Ukulele... Thông tin các lớp dạy đàn uy tín chất lượng nhất.

Danh mục

  • Blog
  • Guitar
  • Hợp âm Guitar
  • hợp âm guitar cơ bản pdf hợp âm guitar cơ bản slow hợp âm guitar cơ bản bm hợp âm guitar cơ bản hãy trao cho anh hợp âm guitar cơ bản bài chiều hôm ấy hợp âm guitar cơ bản nhất
  • Khóa học
  • kỹ năng nhạc cụ
  • Nhạc cụ khác
  • phụ kiện đàn
  • Piamo – Organ
  • Ukulele

Liên Kết

Dol.vn
  • Trang chủ
  • Guitar
  • Hợp âm Guitar
  • Piamo – Organ
  • Ukulele
  • Nhạc cụ khác
  • Video
  • Sự kiện
  • Blog
  • Khóa học

© 2025 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.